Phân biệt giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở khi cấy Implant

Nội Dung

Kỹ thuật nâng xoang từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu khi tiến hành cấy ghép Implant. Hiện nay, ngành nha khoa có hai phương pháp nâng xoang là nâng xoang kín và hở. Đặc điểm của hai phương pháp này rất khác nhau và được ứng dụng cho từng trường hợp riêng biệt. Vậy chúng được tiến hành như thế nào? Sau khi nâng xoang có xuất hiện biến chứng không? Sau đây, mời mọi người cùng tìm hiểu với bài viết này để hiểu rõ hơn các vấn đề trên.

Phân biệt giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở
Phân biệt giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở

Kỹ thuật nâng xoang kín trong cấy Implant là gì?

Đầu tiên, dùng công cụ chuyên dụng tạo một lỗ nhỏ nhằm đẩy vùng xoang lên độ cao thích hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở chân răng để bơm thêm xương vào. Phương pháp nâng xoang kín thường được ứng dụng khi lượng xương cần đưa vào không quá nhiều. Hoặc là trường hợp xoang hàm không bị trễ xuống quá sâu. Cần lưu ý là quá trình nâng xoang này có thể diễn ra đồng thời với kỹ thuật cấy Implant.

Nâng xoang kín trong cấy Implant
Nâng xoang kín trong cấy Implant

Quá trình tiến hành kỹ thuật nâng xoang kín trong cấy Implant:

  • Bước 1: Người bệnh được khám sức khỏe tổng quát và chụp X-quang nhằm vị trí xoang cần được nâng.
  • Bước 2: Bắt đầu dùng mũi khoan có đường kính 2mm để tạo lỗ nhỏ nâng xoang. Tốc độ khoan có thể từ 800-1500 vòng/phút.
  • Bước 3: Tiếp theo, bác sĩ sẽ mở rộng lỗ nhỏ với mũi khoan đường kính 3.6mm. Tốc độ rơi vào khoảng 400-800 vòng/phút.
  • Bước 4: Sau khi hoàn tất sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để đẩy xoang hàm lên đến độ cao thích hợp.
  • Bước 5: Khi xoang hàm đến độ cao an toàn, bác sĩ sẽ bơm thêm xương tự thân hoặc xương nhân tạo.
  • Bước 6: Khi xoang hàm đã ổn định và chắc chắn, quá trình cấy Implant sẽ được tiến hành.

Kỹ thuật nâng xoang hở trong cấy Implant là gì?

Nâng xoang hở khác biệt nâng xoang kín ở chỗ vết rạch để bơm xương vào nằm cạnh phần nướu răng. Vết rạch này sẽ khá lớn và có hình vuông hay tròn. Mục đích nhằm để bóc tách lớp mô và lộ ra xương hàm. Kỹ thuật nâng xoang hở dùng cho vị trí mật độ xương quá mỏng hoặc xoang tụt xuống quá sâu. Phương pháp này đặc biệt thích hợp với người bệnh mất răng lâu năm.

Nâng xoang hở khi cấy Implant
Nâng xoang hở khi cấy Implant

Quy trình diễn ra kỹ thuật nâng xoang hở trong cấy Implant:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát rồi chụp X-quang vị trí cần nâng xoang cho bệnh nhân.
  • Bước 2: Tiến hành rạch một vết lớn hình vuông hoặc tròn ở khu vực nướu răng cần bơm thêm xương.
  • Bước 3: Sau đó sẽ bóc tách những lớp mô bên trong để lộ phần xương hàm.
  • Bước 4: Bắt đầu dùng dụng cụ chuyên dụng bơm thêm xương tự thân hay nhân tạo vào trong.
  • Bước 5: Khi hoàn tất, bác sĩ sẽ đóng các lớp mô và khâu lại nướu thật cẩn thận và kỹ càng.
  • Bước 6: Đặt lịch kiểm tra lại cho chắc chắn và bắt đầu cấy Implant cho bệnh nhân.

Những biến chứng người bệnh có thể mắc phải khi nâng xoang hàm

Kỹ thuật nâng xoang là một phương pháp khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao. Nếu quá trình nâng xoang không cẩn thận, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nguy hiểm sau:

Màng xoang có hiện tượng thủng hoặc rách

Thông thường, biến chứng này là do bác sĩ thiếu kinh nghiệm khi phẫu thuật, dẫn đến rách màng xoang. Khi màng xoang có vấn đề, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để khâu lại hay đặt miếng dán lên. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình cấy Implant của bệnh nhân. Họ buộc phải đợi thêm vài tháng cho vết thương hồi phục.

Các biến chứng cần lưu ý khi phẫu thuật nâng xoang hàm
Các biến chứng cần lưu ý khi phẫu thuật nâng xoang hàm

Nhiễm trùng và dấu hiệu nhận biết khi phẫu thuật nâng xoang

Vấn đề nhiễm trùng không chỉ là biến chứng của riêng của phương pháp nâng xoang. Ở kỹ thuật nâng xoang, bệnh nhân có thể phát hiện sự nhiễm trùng thông qua:

  • Nguồn xương bơm vào không phù hợp, độ tương thích không cao.
  • Khu vực được bơm thêm xương không có nơi cung cấp máu đạt yêu cầu.
  • Dụng cụ chuyên dụng để phẫu thuật không được sát trùng cẩn thận và kỹ càng.
  • Khu vực phòng phẫu thuật chưa sát khuẩn cẩn thận.

Người bệnh cần lưu ý về vấn đề nhiễm trùng. Vì đây là một trong các nguyên do chủ yếu khiến phương pháp cắm Implant thất bại. Do đó, bệnh nhân cần hết sức thận trọng khi lựa chọn nha khoa để nâng xoang và cấy Implant.

Dấu hiệu nhận biết việc nâng xoang gặp vấn đề:

  • Bệnh nhân bị sưng và đau liên tục ở vị trí được nâng xoang. Mức độ sưng đau chỉ tăng dần chứ không thuyên giảm.
  • Xuất hiện việc chảy máu liên tục trong khoảng từ 1-2 ngày sau khi phẫu thuật nâng xoang.
  • Người bệnh cảm giác vật liệu xương bị lung lay hoặc bật ra khi hắt hơi.
  • Có triệu chứng sốt kéo dài trong nhiều ngày không khỏi.

Kết Luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản để phân biệt giữa nâng xoang kín và hở khi cấy Implant. Ngoài ra còn có những lưu ý về các biến chứng và những dấu hiệu của chúng khi nâng xoang. Bệnh nhân cần nhớ rõ nâng xoang là một kỹ thuật tương đối phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao. Do đó, mọi người cần cân nhắc lựa chọn nha khoa uy tín để phẫu thuật nâng xoang. Vừa đảm bảo chất lượng nâng xoang vừa tiết kiệm thời gian để thực hiện kỹ thuật cấy Implant.

Qua bài viết vừa rồi, chúng ta đã hiểu rõ hơn vấn đề: “Phân biệt giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở khi cấy Implant.” NHA KHOA THẾ HỆ MỚI hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích cho bạn trong quá trình thẩm mỹ răng miệng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên lạc với chúng tôi qua thông tin dưới đây. 

  • Cơ sở 1: 

Địa chỉ: 549 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. 

Điện thoại: (028) 3839 8587

  • Cơ sở 2: 

Địa chỉ: 543/27 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. 

Điện thoại: (028) 3830 9999

5/5 - (2 bình chọn)

Tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin để chúng tôi có thể trực tiếp tư vấn cho bạn.