Những xét nghiệm quan trọng cần làm trước khi dùng kỹ thuật cấy Implant

Nội Dung

Bệnh nhân cần tiến hành xét nghiệm và kiểm tra răng miệng trước khi phẫu thuật cấy ghép Implant. Bởi lẽ đây là các xét nghiệm giúp cho kỹ thuật cấy Implant được nâng cao tỷ lệ thành công. Vậy, người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm nào trước phẫu thuật? Tầm quan trọng của chúng thực sự lớn ra sao? Hy vọng bài viết sau đây sẽ giải đáp được cho mọi người về vấn đề này.

Những xét nghiệm cần biết trước khi tiến hành cấy ghép Implant
Những xét nghiệm cần biết trước khi tiến hành cấy ghép Implant

Các yếu tố cần được xét nghiệm trước khi sử dụng kỹ thuật cấy Implant

Xét nghiệm máu 

Trước khi cấy ghép Implant, bệnh nhân cần phải kiểm tra tình trạng hiện tại của mình. Đặc biệt là người trung niên mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Mọi người cần biết rõ vấn đề của mình để xem có đủ điều kiện phẫu thuật hay không. Các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số sau khi xét nghiệm máu để biết tình trạng của bệnh nhân. Các chỉ số bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nếu như chúng ổn định tức là bệnh nhân hoàn toàn đủ điều kiện cấy ghép Implant.

Ngoài ra, các chỉ số đường huyết, đông máu và tốc độ máu cũng cần được xét nghiệm cẩn thận. Vì chúng dùng để kiểm soát quá trình xét nghiệm trước khi bệnh nhân sử dụng kỹ thuật cấy Implant.

Tại sao xét nghiệm máu quan trọng khi sử dụng kỹ thuật cấy Implant?
Tại sao xét nghiệm máu quan trọng khi sử dụng kỹ thuật cấy Implant?

Kiểm tra các bệnh lý mãn tính ở người bệnh nếu có

Theo phân tích cho thấy, hơn 50% người 60 tuổi trở lên là bị ảnh hưởng bởi cao huyết áp. Vậy nên, sử dụng kỹ thuật cấy Implant là một việc cần phải lưu ý đối các bệnh nhân này. Trước tiên, bác sĩ nha khoa và chuyên khoa sẽ cùng nhau xem xét lịch sử bệnh án của họ. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ có hướng kiểm soát tình trạng bệnh nhân khi cấy ghép răng Implant. Nhờ vậy, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành phẫu thuật một cách thuận lợi hơn.

Thông thường, sẽ có hai bước giúp giảm nỗi lo khi cấy ghép Implant cho người bệnh:

Đầu tiên, bác sĩ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo dõi huyết áp bệnh nhân. Nếu có trở ngại sẽ phát hiện kịp thời để nhanh chóng điều trị. Hơn nữa, các thao tác chữa trị cũng phải thật cẩn thận và đảm bảo an toàn. Bệnh nhân cảm thấy được chăm sóc chu đáo sẽ có tâm lý thoải mái hơn trước ca phẫu thuật.

Tiếp theo, bệnh nhân cần được cho uống thuốc ổn định huyết áp đúng giờ và liều lượng. Việc này nhằm hạn chế tối đa triệu chứng tăng hay tụt huyết áp trong khi trồng răng Implant.

Kiểm tra bệnh lý răng miệng để kịp thời chữa trị

Trước tiên, các bác sĩ sẽ kiểm tra các vị trí mất răng để xác định nguyên nhân cụ thể. Sau đó, họ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng nếu có. Những bệnh lý như nha chu, viêm tủy hay sâu răng là nguyên do hàng đầu của việc mất răng. Nếu không chữa trị dứt điểm hoàn toàn sẽ gây trở ngại cho việc trồng răng Implant. Đó là chưa kể những di chứng xấu về sau. Nhất là khả năng tiêu xương hàm trầm trọng khiến trụ Implant bị lung lay và rơi ra.

Vậy nên, bệnh nhân cần tiến hành loại bỏ các bệnh lý răng miệng trên trước khi cấy ghép Implant. Vừa đảm bảo độ bền của răng Implant về sau vừa an tâm với sức khỏe răng miệng của mình.

Bệnh lý về răng miệng ảnh hưởng ra sao trong quá trình cấy ghép Implant?
Bệnh lý về răng miệng ảnh hưởng ra sao trong quá trình cấy ghép Implant?

Kiểm tra độ ổn định của xương trước khi ứng dụng kỹ thuật cấy Implant

Nhờ có trụ Implant tích hợp với xương hàm như răng thật mà răng Implant mới hoạt động được tốt. Vậy nên, cần đảm bảo chất lượng xương hàm và số lượng xương trong giới hạn cho phép. Nhất là độ dày của xương hàm để chân răng giả được cấy ghép một cách chắc chắn.

Chất lượng và số lượng xương (chỉ số HU) phải đạt mức 350HU – 1250HU mới được cấy ghép Implant.

Nếu chỉ số HU của xương quá thấp sẽ chứng tỏ xương của người bệnh quá loãng. Khi tiến hành đặt trụ Implant rất dễ lung lay và khó thực hiện cấy ghép. Ngược lại, nếu chỉ số này quá cao thì mật độ tế bào xương lại rất đặc. Mạch máu có trong phần xương đặc rất ít, rất khó bảo vệ thành xương. Do đó, hoàn toàn có khả năng làm chậm quá trình phục hồi vết thương.

Cần tiến hành chụp phim CT toàn hàm bằng máy X-Quang ConeBeam CT. Qua đó, xác định xương hàm, xoang hàm, vùng mất răng đáp ứng được điều kiện trồng răng Implant không. Nếu xương hàm có chất lượng và số lượng ổn nhưng thành xương hàm quá mỏng thì không được trồng răng Implant. Trong trường hợp bệnh nhân mất răng lâu năm, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng tiêu xương hàm. Do đó, xương hàm rất mỏng dẫn đến không đủ diện tích để cấy ghép Implant. Đối với người mất răng lâu năm, chỉ có thể ghép thêm xương mới được tiến hành trồng răng Implant. 

Kết luận

Vậy nên, trước khi sử dụng kỹ thuật cấy Implant, kiểm tra và xét nghiệm là hai yếu tố không thể thiếu. Quá trình kiểm tra răng miệng hay sức khỏe sẽ giúp bệnh nhân an tâm và thoải mái hơn nhiều. Vì họ có thể biết trước tình trạng sức khỏe của mình, tránh lo lắng khi cấy ghép Implant.

 

Qua bài viết vừa rồi, chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề: “Những xét nghiệm quan trọng cần làm trước khi dùng kỹ thuật cấy Implant”. NHA KHOA THẾ HỆ MỚI hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích cho bạn trong quá trình thẩm mỹ răng miệng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên lạc với chúng tôi qua thông tin dưới đây. 

  • Cơ sở 1: 

Địa chỉ: 549 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. 

Điện thoại: (028) 3839 8587

  • Cơ sở 2: 

Địa chỉ: 543/27 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. 

Điện thoại: (028) 3830 9999

Rate this post

Tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin để chúng tôi có thể trực tiếp tư vấn cho bạn.