Những điều cần lưu ý khi lựa chọn vật liệu ghép xương phù hợp

Nội Dung

Đối với một số phương pháp Implant, khung xương hàm cần đạt chuẩn để có thể cấy ghép trụ Implant. Nếu bệnh nhân gặp vấn đề tiêu xương hàm, họ cần phải làm thêm phẫu thuật ghép xương trước. Để một ca phẫu thuật ghép xương thành công, vật liệu ghép xương là một trong những thứ không thiếu. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng xương hàm và nhu cầu của bệnh nhân mà chọn vật liệu phù hợp. Hiện nay ở Việt Nam, bác sĩ thường sử dụng hai loại vật liệu được phổ biến. Đó chính là xương tự thân của chính bệnh nhân và xương nhân tạo. Chúng ta hãy cùng đọc bài viết sau đây để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.

Vật liệu ghép xương và những điều cần biết
Vật liệu ghép xương và những điều cần biết

Định nghĩa về vật liệu ghép xương dùng trong cấy ghép răng Implant 

Vật liệu ghép xương là phần xương nhỏ được cấy vào vị trí bị khuyết hổng của xương hàm. Việc này nhằm để kéo dài xương hàm sao cho đạt chuẩn cấy ghép Implant. Có hai loại vật liệu đang được dùng phổ biến là xương tự thân của bệnh nhân hoặc xương nhân tạo.

Định nghĩa về vật liệu ghép xương
Định nghĩa về vật liệu ghép xương

Quá trình cấy ghép xương thường được diễn ra trước hoặc đồng thời với cấy ghép răng Implant. Thời gian có thể kéo dài từ 3-6 tháng để xương hàm đạt được độ vững chắc đúng yêu cầu. Vừa có thể nâng đỡ trụ Implant vừa đạt hiệu quả về an toàn cho răng miệng của bệnh nhân. 

Tổng quan về hai vật liệu ghép xương được phổ biến trong làm răng Implant

Vật liệu ghép xương tự thân

Vật liệu cấy xương tự thân là như thế nào?
Vật liệu cấy xương tự thân là như thế nào?

Xương tự thân chính là vật liệu ghép xương được lấy từ chính người bệnh nhân. Phần xương có thể được lấy từ những nơi khác như: xương chậu, xương hàm, xương cằm hoặc cả xương sọ. Xương được lấy có thể là theo một khối (block) hoặc được nghiền nhỏ tạo thành xương bột. Sau khi phẫu thuật lấy xương hoàn tất, bệnh nhân sẽ được tiến hành ghép xương vào nơi khuyết hổng.

Ưu điểm của vật liệu ghép xương tự thân là độ tương thích với xương hàm diễn ra khá nhanh. Do đều được hình thành trên một cơ thể nên việc xương được cấy ghép bị đào thải là rất hiếm. Tuy nhiên, khi ghép xương dạng này, bệnh nhân cũng phải gặp bất lợi nhất định. Bởi vì bệnh nhân đồng thời phải làm cả hai cuộc phẫu thuật là cắt lấy xương và cấy ghép xương. Cho nên, sự đau đớn mà họ phải chịu cũng nhiều hơn so với chọn vật liệu khác.

Vật liệu ghép xương nhân tạo

Vật liệu cấy xương nhân tạo là gì?
Vật liệu cấy xương nhân tạo là gì?

Vật liệu ghép xương nhân tạo được làm từ san hô, có thành phần chính là Hydroxy Apatite hoặc Beta-Tricalcium. Điểm nổi bật của xương nhân tạo chính là cơ chế tự tiêu. Đây là loại vật liệu được chế tạo dựa theo những thích ứng với cơ thể con người. Ban đầu, xương nhân tạo sẽ được cấy ghép vào vị trí khuyết hổng của khung xương hàm. Nhưng đồng thời vẫn tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Sau khoảng 6 tháng, khi xương tự thân đã phát triển ổn định thì xương nhân tạo sẽ tự tiêu đi.

Do vật liệu bằng nhân tạo không yêu cầu bệnh nhân làm thêm ca phẫu thuật lấy xương. Vậy nên, độ an toàn được đánh giá cao hơn so với sử dụng xương tự thân. Tuy nhiên, phương pháp này dễ gây ra tình trạng tiêu xương sau khi được cấy ghép. Xương có thể khá cứng và rời rạc, hơn nữa độ bám dính cũng không cao. Do đó, tốc độ phục hồi sau khi cấy ghép rất chậm. Phần nướu ở vị trí cấy xương bị mất tính thẩm mỹ do không có màu đỏ hồng như nướu tự nhiên. Tuy độ tương thích về sinh học cao nhưng xương nhân tạo không có độ cứng chắc chắn. Nguyên do là tính chất vật lý không bằng xương thật.

Kết luận

Trên đây là giới thiệu sơ lược về hai vật liệu ghép xương được phổ biến hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết có thể giúp mọi người hiểu rõ về những loại vật liệu này hơn. Để từ đó, mọi người có thể chọn được cho mình loại vật liệu phù hợp để cấy ghép xương. 

Qua bài viết vừa rồi, chúng ta đã hiểu rõ hơn vấn đề: “Những điều cần lưu ý khi lựa chọn vật liệu ghép xương phù hợp.” NHA KHOA THẾ HỆ MỚI hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích cho bạn trong quá trình thẩm mỹ răng miệng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên lạc với chúng tôi qua thông tin dưới đây. 

  • Cơ sở 1: 

Địa chỉ: 549 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. 

Điện thoại: (028) 3839 8587

  • Cơ sở 2: 

Địa chỉ: 543/27 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. 

Điện thoại: (028) 3830 9999

Rate this post

Tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin để chúng tôi có thể trực tiếp tư vấn cho bạn.