Khái quát về kỹ thuật nâng xoang hàm khi trồng răng Implant

Nội Dung

Đối với khung xương hàm, ngoài việc ghép xương thì nâng xoang hàm cũng là vấn đề cần chú ý. Nhiều bệnh nhân đạt yêu cầu về xương nhưng xoang hàm không đạt thì vẫn không được cấy ghép Implant. Do đó, phương pháp nâng xoang hàm đã ra đời để giải quyết vấn đề mà xoang hàm gặp phải. Không những khắc phục các vấn đề của xương hàm mà còn giúp quá trình làm răng Implant thuận lợi hơn. Vậy, kỹ thuật nâng xoang hàm là gì? Những đối tượng nào cần phải sử dụng nó? Và quy trình của kỹ thuật này được tiến hành ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời.

Kỹ thuật nâng xoang hàm và những điều cần biết
Kỹ thuật nâng xoang hàm và những điều cần biết

Kỹ thuật nâng xoang hàm là gì?

Thường thì hai bên phải và trái ở hàm trên sẽ có 1 xoang hàm nằm trong khung xương hàm. Với những người bị mất răng nhiều nằm, xương ổ răng ở hàm trên sẽ bị tiêu xương dần. Dẫn đến xoang hàm bị tụt xuống, gây khó khăn cho việc cấy trụ Implant. Do đó, kỹ thuật nâng xoang hàm được dùng để cấy xương thật hoặc xương nhân tạo vào xoang hàm. Qua đó, tạo điều kiện đầy đủ và cần thiết cho việc cắm trụ Implant. Trụ Implant sẽ được cắm thẳng và sâu hơn, độ bền cũng được đảm bảo hơn. Ngoài ra còn giúp răng sứ được cắm vào bên trên trụ phát triển chắc chắn và lâu dài.

Ưu điểm của kỹ thuật nâng xoang hàm khi làm răng Implant

Ưu điểm về kỹ thuật nâng xoang trong làm răng Implant
Ưu điểm về kỹ thuật nâng xoang trong làm răng Implant

Đối với bệnh nhân mất răng lâu năm, nâng xoang hàm là việc cần thiết trước khi làm răng Implant. Nhất là đối với người có đặc thù xoang hàm quá mỏng hay xương ngắn. Bên cạnh đó, kỹ thuật nâng xoang hàm cũng có một số ưu điểm khác như:

Kích thước chiều ngang của xoang hàm sẽ được nới rộng hơn. Qua đó, tạo điều kiện cho việc ghép xương nếu bệnh nhân có nhu cầu.

Sau khi làm kỹ thuật nâng xoang, trụ Implant được cấy vào sẽ có độ ổn định chắn hơn. Bởi vì trụ Implant đã đạt đủ độ sâu và dài nên độ bám dính cũng được đảm bảo cao.

Kỹ thuật này sẽ giúp xương hàm gia tăng độ bền và chắc chắn hơn. Từ đó, ngăn chặn được các biến chứng trong cấy ghép Implant. Điển hình như trụ Implant bị lung lay, thậm chí đâm thủng vùng vách xoang hàm.

Kỹ thuật nâng xoang hàm thường dành cho đối tượng nào?

Thông thường, nếu bệnh nhân đạt yêu cầu ở bước khám tổng quát thì có thể cấy ghép Implant ngay. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bắt buộc phải làm kỹ thuật nâng xoang hàm trước. Sau đây là 2 trường hợp điển hình cần phải làm kỹ thuật nâng xoang:

Bệnh nhân bị mất răng hàm trên lâu ngày: Người mất răng lâu năm sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm, khiến cho mật độ xương giảm sút. Xoang hàm cũng sẽ không còn giữ được vị trí như ban đầu. Vậy nên, bệnh nhân cần kiểm tra tình trạng xoang và mật độ xương kỹ càng trước khi cấy Implant. Xoang hàm phải đạt đủ độ dài để trụ Implant được cấy ghép sẽ không gây ra va chạm. Thông thường, nâng xoang dạng này cần thiết với bệnh nhân có nhu cầu cấy răng Implant ở vùng răng cửa.

Vị trí xoang hàm trên quá thấp: Một số bệnh nhân do cơ địa bẩm sinh mà xoang hàm bị thấp hoặc mật độ xương không đủ. Do đó, trước khi trồng răng Implant, họ cần phẫu thuật nâng xoang trước để bổ sung xương cho hàm trên.

Quy trình tiến hành kỹ thuật nâng xoang hàm

Quá trình tiến hành phẫu thuật nâng xoang hàm
Quá trình tiến hành phẫu thuật nâng xoang hàm

Bước 1: Bệnh nhân sẽ được kiểm tra mật độ xương và xoang hàm kỹ càng thông qua máy chụp X-quang CT 3D.

Bước 2: Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe tổng quát. Nếu có vấn đề răng miệng bất thường sẽ tiến hành điều trị, giải quyết triệt để trước.

Bước 3: Tiếp theo, bác sĩ sẽ dựa vào phần mềm chuyên dụng để tiến hành phân tích vị trí nâng xoang. Bao gồm cả về hình dạng và kích thước của xoang hàm.

Bước 4: Bắt đầu vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Sau đó tiến hành nâng xoang hàm với kỹ thuật phù hợp cho từng bệnh nhân. Hiện nay có hai kỹ thuật nâng xoang hàm phổ biến là nâng xoang hở hoặc nâng xoang kín.

Bước 5: Sau khi chắc chắn rằng các chỉ số xoang hàm đã ổn định, bệnh nhân sẽ được trồng răng Implant. Phương pháp này được tiến hành thông qua cấy trụ Implant trước rồi gắn răng sứ ở bên trên trụ.

Kết luận

Ngày này, kỹ thuật nâng xoang hàm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cấy ghép răng Implant. Đặc biệt là với bệnh nhân có vùng phía sau xương hàm trên bị tiêu xương trầm trọng. Do kỹ thuật này có độ phức tạp cao nên bệnh nhân cần lựa chọn nha khoa uy tín để phẫu thuật. Ngoài việc đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao để đưa ra chẩn đoán chính xác cho bệnh nhân. Còn cần phải có sự kết hợp của trang bị tiên tiến, cùng phác đồ hiệu quả. Nha khoa cần có đủ các yếu tố trên thì mới giúp bệnh nhân phẫu thuật nâng xoang thành công.

Qua bài viết vừa rồi, chúng ta đã hiểu rõ hơn vấn đề: “Khái quát về kỹ thuật nâng xoang hàm khi trồng răng Implant.” NHA KHOA THẾ HỆ MỚI hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích cho bạn trong quá trình thẩm mỹ răng miệng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên lạc với chúng tôi qua thông tin dưới đây. 

  • Cơ sở 1: 

Địa chỉ: 549 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. 

Điện thoại: (028) 3839 8587

  • Cơ sở 2: 

Địa chỉ: 543/27 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. 

Điện thoại: (028) 3830 9999

5/5 - (1 bình chọn)

Tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin để chúng tôi có thể trực tiếp tư vấn cho bạn.