Nội Dung
Điều cần biết khi ghép xương tự thân trong Implant nha khoa
Để có một ca cấy ghép Implant thành công thì cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, tình trạng xương hàm của người bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới sự thành công của ca ghép. Nếu xương hàm bị tiêu hoặc độ cứng không đạt yêu cầu. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp để khắc phục. Ghép xương là một biện pháp được áp dụng nhiều nhất. Mục đích là để tăng kích thước và gia tăng độ cứng cho xương hàm. Giúp khu vực cấy ghép Implant được vững chắc.
Ghép xương tự thân trong Implant nha khoa là gì?
Ghép xương tự thân là người bệnh sẽ được bác sĩ lấy một mảnh xương từ các bộ phận trên cơ thể như xương hông, xương hàm, xương sọ… Sau đó ghép vào phần xương bị tiêu ở xương hàm. Ưu điểm của cách này là độ an toàn cao, không hoặc rất ít bị lây nhiễm bệnh và hạn chế nguy cơ bị thải ghép sau quá trình phẫu thuật. Nhược điểm của hình thức này là phải phẫu thuật ở hai vùng khác nhau trên cơ thể. Một là vùng lấy xương ghép, hai là vùng cần cấy ghép.
Lợi ích của phương pháp ghép xương tự thân
Ghép xương tự thân khi cấy Implant là một phương pháp có nhiều ưu điểm trong nha khoa. Việc được các nha sỹ có kinh nghiệm và trình độ cao thực hiện thì sẽ giúp ca phẫu thuật thành công hơn. Dưới đây là các lợi ích của việc ghép xương trong nha khoa.
- Hạn chế tối đa việc bị lây nhiễm bệnh, ít hoặc không bị đào thải sau ghép
- Giúp xương hàm có kích thước chuẩn, phù hợp các yêu cầu để cấy ghép Implant
- Ổn định mật độ xương hàm, giúp quá trình ăn nhai dễ dàng mà không gây tổn thương cũng như là giúp xương không quá giòn hoặc quá xốp.
- Tạo điểm tựa vững chắc cho trụ Implant. Tránh gây hiện tượng lung lay khi ăn nhai.
Khi nào cần ghép xương tự thân
Phương pháp ghép xương tự thân trong nha khoa hay còn gọi là ghép xương hàm. Đây là một phương pháp yêu cầu kỹ thuật cao. Do phải phẫu thuật ở 2 vùng khác nhau trên cơ thể nên cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Không thể tùy tiện thực hiện. Dưới đây là các trường hợp có thể ghép xương tự thân.
- Răng bị mất lâu ngày: Trong trường hợp răng bị mất lâu ngày, xương hàm sẽ dần tự tiêu biến. Vì thế mà trong quá trình ăn nhai khiến cho màng xương bị mỏng và yếu dần đi. Việc ghép xương là điều cần thiết để giúp xương vùng ghép răng trở nên cứng cáp và giữ cho trụ Implant được cố định tốt hơn.
- Mô xương răng yếu khó trồng được răng: Một số người bệnh có mô xương hàm yếu nên không thể cấy ghép Implant ở vị trí đó. Việc ghép xương giúp vị trí đo bám giữ tốt hơn.
- Mắc các bệnh lý về răng: Bệnh nhân mắc phải các bệnh nha khoa như: Viêm nha chu, sâu răng cấp, viêm chân răng, bị viêm nướu, những tác động gây nhiễm trùng xương.
- Người thường xuyên sử dụng hàm giả.
Những lưu ý trước và sau cấy ghép xương
Để có thể có một ca cấy ghép xương cho việc cấy ghép Implant thành công. Người bệnh cần chú ý những điều sau đây:
- Trước khi ghép xương: Người bệnh cần kiêng sử dụng các chất kích thích và điều trị tận gốc các bệnh về răng.
- Sau khi ghép xương và Implant: Sau khi ghép Implant và phẫu thuật ghép xương sẽ bị đau sưng và cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nha khoa. Không dùng lưỡi hay những vật khác chạm vào nơi ghép xương. Hạn chế khạc nhổ hay hắt xì. Súc miệng bằng dung dịch được bác sĩ nha khoa khuyên dùng sau khi cấy ghép nha khoa và ghép xương . Không hút thuốc, không uống rượu bia, chất kích thích trong 3 tuần đầu. Nên dùng thức ăn mềm và dễ nuốt.
Với đội ngũ nha khoa chuyên sâu về Implant được dẫn dắt bởi bác sĩ Trần Văn Vui – người có nhiều năm kinh nghiệm cấy ghép và điều trị về Implant. Bên cạnh đó là hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại và môi trường nha khoa vô trùng. Công ty Cổ phần Nha Khoa Thế Hệ Mới tự hào là đơn vị tiên phong, chuyên sâu về Implant. Đảm bảo mang tới khách hàng những sản phẩm và dịch vụ nha khoa tốt nhất.
Bài viết này, chúng tôi đã phân tích và chỉ rõ những thông tin về ghép xương tự thân trong Implant nha khoa. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về Implant và có những lựa chọn thông minh cho sức khỏe răng miệng của mình.