Nội Dung
Phần răng Implant bị dính thức ăn khi ăn. Giải quyết vấn đề này như thế nào? Bác sĩ Nha khoa Thế Hệ Mới sẽ giải đáp ngay ở bài viết này.
Làm răng bằng cách Implant là lựa chọn được các bệnh nhân về răng ưu tiên nhất hiện nay. Răng Implant có thể nhai, cắn thức ăn y như răng thật. Nếu chăm sóc cẩn thận, răng Implant tồn tại được vĩnh viễn mà không cần thực hiện tiểu phẫu lại.
Sau quá trình cấy ghép răng Implant đôi khi bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng bị dắt thức ăn quanh khe hở của trụ Implant. Vậy những nguyên nhân răng Implant bị dắt thức ăn là gì?
Nhưng nếu là răng Implant thì khác. Nó sẽ cắm trực tiếp vào xương. Xung quanh không có bất cứ dây chằng nào. Implant sẽ đứng im trong xương hàm và không hề di chuyển. Trong khi răng thật sẽ dịch chuyển khi nhai, cắn thức ăn thì hiển nhiên sẽ để ra khoảng khe hở giữa Implant và răng thật. Các khe hở sẽ càng rõ hơn khi trải qua một khoảng lâu sau. Đó chính là lý do làm cho việc hay gặp phải tình trạng mắc thức ăn ở chân răng Implant
Kích thước của phần chân răng thật lớn hơn của răng giả. Vì vậy sẽ tạo ra một khe hở nhỏ ở vị trí răng Implant và lỗ trống răng thật để lại. Phần abutment đóng vai trò giữ sự liên kết cũng có kích cỡ nhỏ hơn so với răng thật bình thường. Hậu quả là khiến răng Implant bị thiết kế phần đường viền hẹp cho nên hay bị mất một hoặc toàn phần nhú lợi. Khi nhú lợi không được lấp đầy phần tiếp xúc sẽ khiến các khe hở giữa chân răng xuất hiện.
Và điều này là lý do thường xuyên dẫn đến thức ăn bị kẹt ở chân răng Implant.
Khi xương quanh Implant bị viêm sẽ gây ra tình trạng tiêu xương dẫn đến thay đổi các khoảng tiếp cận giữa các răng. Điều này sẽ khiến thức ăn khi nhai sẽ bị dắt lại giữa các răng nhiều hơn.
Những người bị mất răng lâu năm thường có khớp cắn bất thường như múi chui, cài răng lược, răng bị nghiêng đổ nhiều…Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng dắt thức ăn quanh răng Implant.
Trước khi đặt các răng Implant cần thực hiện kế hoạch cấy ghép Implant thật chi tiết, tỉ mỉ. Bản kế hoạch này sẽ mô phỏng tất cả những chi tiết có trong lúc làm Implant. Trong đó quan trọng nhất là mô phỏng hình ảnh của răng giả tương lai, vị trí cấy ghép Implant, căn đều trụ Implant với các răng bên cạnh. Nếu chỉ cần sai sót 1, 2 độ khi cấy trụ Implant cũng dẫn đến tình trạng xô lệch răng bên cạnh và dẫn đến nguy cơ dắt thức ăn.
Với những nguyên nhân chính gây dắt thức ăn ở trên bác sĩ sẽ chia sẻ cách khắc phục răng Implant bị dắt thức ăn như sau:
Với nguyên nhân thứ nhất thì răng Implant sẽ được gỡ ra. Đồng thời cũng đặt thêm sứ vào đúng chỗ tiếp xúc. Hoặc hàn thêm chỗ tiếp xúc ở chỗ răng thật.
Nếu nguyên nhân mắc thức ăn là do việc nhủ lợi bị hở. Bác sĩ sẽ thực hiện ghép Implant xuống sâu hơn. Đồng thời cũng làm các răng bên cạnh nghiêng hơn một chút. Việc này là để cho các răng dính sát vào nhau. Nói cách khác là lấp đầy nhú lợi trước khi điều trị.
Nếu như khớp cắn không được ổn định thì cần phải được sắp xếp lại trước khi thực hiện làm Implant.
Răng Implant bị dắt thức ăn gây ra nhiều phiền toái đến cuộc sống của người bệnh cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên chúng ta có thể ngăn chặn hoặc khắc phục tình trạng này bằng cách trồng răng ở những địa chỉ uy tín. Ở TP.Hồ Chí Minh khách hàng có thể lựa chọn Nha Khoa Thế Hệ Mới. Đây là địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại TP.HCM được khách hàng đánh giá rất cao về chất lượng. Nha sĩ sẽ xây dựng kế hoạch bài bản, chi tiết để quá trình trồng răng diễn ra an toàn, hạn chế các tình trạng xảy ra sau cấy ghép Implant
Khách hàng: Huỳnh Ngọc Hân - TP.HCM -Tình trạng ban đầu: Khớp cắn ngược (móm),…
SÂU RĂNG GÂY VIÊM TỦY KHÔNG HỒI PHỤC (Ở R8 HOẶC R7): + Đau về…
.Phân biệt mão sứ và Veneer sứViệc phân loại mão sứ hay Veneer sứ khác…
PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG MẮC CÀI KIM LOẠI Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí. Mắc…
Bạn đang tự ti, mặc cảm vì nụ cười của mình vẫn còn khuyết điểm?…
Vừa xuất hiện trong thời gian gần đây, nhưng dòng sứ thủy tinh cao cấp…