Trong các phương pháp làm răng sứ các bạn thường thấy Nha sĩ sử dụng keo dán răng sứ. Và nhiều bạn thắc mắc vật liệu keo dán răng sứ là vật gì? Công dụng như thế nào? Và Có bao nhiêu loại keo dán răng sứ ?Cùng Nha Khoa Thế Hệ Mới giải đáp các câu hỏi trên.
Khi răng không đẹp hoặc bị mất vì sâu răng hay tai nạn thì đừng ngại ngùng bạn hãy tìm đến nha sĩ vì hiện tại có rất nhiều phương pháp để điều trị. Một trong những phương pháp được nhiều bệnh nhân ưa chuộng nhất hiện nay là làm răng sứ. Răng sứ trở thành giải pháp nha khoa cứu cánh cho những vùng răng bị mất hay những chiếc răng không đẹp mang đến cho bệnh nhân nụ cười rạng rỡ và mang lại khả năng ăn nhai như răng thật. Để có hàm răng sứ đẹp nha sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tuy nhiên trong quá trình làm một vật liệu không thể thiếu chính là keo dán răng sứ.
Định nghĩa về keo dán răng sứ.
Keo dán răng sứ là vật liệu dùng trong nha khoa. Có chức năng là chất kết dính răng sứ vào bề mặt răng thật, trụ chân răng giả hay hàm giả,… giúp răng sứ tồn tại bền bỉ trong quá trình ăn nhai.
Những loại keo dán răng sứ hay dùng trong nha khoa.
Trường hợp sử dụng phương pháp hàm tháo lắp. Hàm tháo lắp là phương phục hình thay thế một phần hoặc toàn bộ vùng răng bị mất, phương pháp này thường là sự lựa chọn tối ưu với các bệnh nhân nhiều tuổi. Hàm tháo lắp là tổ hợp từ các vật liệu như nhựa cứng, nhựa mềm, nhựa dẻo, titan hay kim loại,… để làm hàm và phía trên đính răng sứ để che lấp đi khoảng trống của răng bị mất. Vì vậy răng sứ rất dễ xê dịch trong quá trình ăn nhai. Chính điều đó Nha sĩ sẽ bôi một loại keo dán răng sứ để cố định răng sứ trên hàm tháo lắp, tránh trơn trượt khi ăn nhai. Các loại keo dán dùng cho trường hợp này là Fixodent hay Recodent,…
Trường hợp với răng giả cố định. Hiện nay có hai phương pháp làm răng cố định là cấy ghép implant (chân răng nhân tạo) và cầu răng sứ.
Phương pháp cầu răng sứ là phương pháp thay thế vùng răng bị mất truyền thống, cho kết quả nhanh chóng. Nha sĩ sẽ mài hai răng kề răng bị mất để tạo thành trụ răng giả sau đó làm cầu mão có hình răng được cố định vào trụ răng đã mài tạo thành khối vững chắc. Trong phương pháp này muốn cố định cầu mão răng sứ và trụ răng nha sĩ dùng keo dán răng sứ để cố định tổ hợp này.
Cấy ghép implant là phẫu thuật đưa chân răng nhân tạo vào vùng xương hàm có răng bị mất để làm chân răng. Sau đó nha sĩ sẽ làm cầu răng sứ để tạo hình hình răng. Kết thúc phương pháp này bệnh nhân sẽ có hàm răng giả y hệt răng thật .
Đây là phương pháp đang là phương pháp được bệnh nhân ưa chuộng nhất hiện nay. Vì phương pháp này không ảnh hưởng đến răng thật hiện có, tránh tình trạng tiêu xương hàm và có thể tồn tại trọn đời.
Để kết nối implant (chân răng nhân tạo) với cầu mão răng sứ các nha sĩ thường dùng đến một loại keo dán sứ chuyên dụng gọi là xi măng gắn. Loại keo này có tính kết dính cao hơn loại bình thường và chỉ có nha sĩ cùng dụng cụ chuyên môn mới có thể tháo ra. Giúp hạn chế tối đa sự xê dịch trong quá trình ăn nhai. Những loại keo được nha sĩ hay sử dụng hiện nay là: Meron, PermaCem 2.0, Vitique,….
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng các bạn có thêm những thông tin hữu ích về keo dán răng sứ. Và hãy lưu ý mỗi loại keo dán răng sứ có tác dụng khác nhau vì vậy chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của nha sĩ.
Các bạn cần hỗ trợ và tư vấn về các phương pháp làm răng với keo dán răng sứ bạn có thể truy cập website: nhakhoathehemoi.vn để tìm hiểu thêm thông tin.
Khách hàng: Huỳnh Ngọc Hân - TP.HCM -Tình trạng ban đầu: Khớp cắn ngược (móm),…
SÂU RĂNG GÂY VIÊM TỦY KHÔNG HỒI PHỤC (Ở R8 HOẶC R7): + Đau về…
.Phân biệt mão sứ và Veneer sứViệc phân loại mão sứ hay Veneer sứ khác…
PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG MẮC CÀI KIM LOẠI Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí. Mắc…
Bạn đang tự ti, mặc cảm vì nụ cười của mình vẫn còn khuyết điểm?…
Vừa xuất hiện trong thời gian gần đây, nhưng dòng sứ thủy tinh cao cấp…