CÁC THỂ LOẠI ĐAU RĂNG KHÔN THƯỜNG GẶP & CÁCH GIẢM ĐAU TRƯỚC KHI NHỔ

🇮 SÂU RĂNG GÂY VIÊM TỦY KHÔNG HỒI PHỤC (Ở R8 HOẶC R7):
+ Đau về đêm, biến mất đột ngột, đau nhiều khi nằm xuống hơn là ngồi dậy
+ Đau nhiều khi ăn những đồ ăn lạnh, nóng hoặc khi có thức ăn giắt vào
+ Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến hàng giờ
+ Đau theo nhịp mạch đập, lan lên nửa đầu, đôi khi không xác định được vị trí đau
+ Không có sưng tại chỗ, đau sốt há ngậm miệng gần như bình thường.
✅ Đối với trường hợp này, có thể tiến hành nhổ răng luôn, hoặc chỉ cần dùng kháng sinh trước 01 ngày. Nếu R7 bị R8 làm viêm tủy, tiến hành nhổ R8 và điều trị tủy R7 trong cùng 1 lần hẹn. Vì vi khuẩn chủ yếu khu trú trong răng nên nhổ răng ra sẽ an toàn và có thể dứt điểm cơn đau.
🇮 🇮 VIÊM NHA CHU QUANH RĂNG KHÔN:
Đa số đều do R8 viêm lợi chùm hoặc R8 mọc lệch thức ăn giắt vào nhiều gây viêm . Sẽ có các triệu chứng hay gặp :
+ Đau đầu, sốt nhẹ <38˚C hoặc không sốt một số trường hợp viêm nhiều có thể sốt cao trên 38.5 độ
+ Đau âm ỉ , liên tục ở răng tổn thương, viêm nặng có thể sưng đau liên tục cả ngày, đau tăng khi ăn nhai hoặc khi vận động hàm.
+ Lợi sưng đau khó chịu, có thể hạn chế há miệng hoặc không, giai đoạn áp xe có thể có mủ chảy ra khoang miệng. Sờ vào lợi ấn sẽ đau tức vuốt có thể có mủ chảy ra
+ Có thể sưng lan tỏa ra toàn bộ lợi trong ngoài R8, có thể sưng ra ngoài mặt hoặc viêm họng , nuốt nước bọt có thể đau.
✅ Đối với trường hợp này, nên sử dụng kháng sinh trước 1 ngày đối với các trường hợp viêm nhẹ lợi chỉ ửng đỏ và sưng ít. Nhưng nếu sưng to lan ra cả ngoài mặt và hạn chế há miệng cần sử dụng kháng sinh trước vài ngày cho đỡ sưng đau và há miệng tốt hơn mới nhổ được ( Lưu ý không dùng thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Và sau dùng thuốc 2-3 ngày nếu không đỡ hoặc nặng hơn phải khám lại ngay)
✅ MỘT SỐ CÁCH GIẢM ĐAU RĂNG KHÔN:
Việc đi khám và nhổ răng là rất cần thiết. Các BS sẽ đánh giá thêm và tư vấn tình trạng, cũng như vệ sinh vôi răng, bơm rửa giúp cơn đau hết và nhanh liền hơn.
Có thể áp dụng một số biện pháp để giảm đau tại nhà như:
+ Uống thuốc kháng sinh hạ sốt và giảm đau
+ Có một chế độ vệ sinh răng miệng tốt hơn nữa. Vẫn phải đánh răng vệ sinh răng hang ngày và chải cả vào vị trí bị khó chịu ( Nên dùng lông bàn chải mềm và có bàn chải điện và máy tăm nước thì càng tốt) Chải xoay tròn và mỗi lần chải từ 3-5 phút.
+ Chườm đá lạnh
+ Dùng gel gây tê
+ Sử dụng nước súc miệng có tính sát khuẩn: Kin hoặc Betadine súc miệng 3-5 lần/ngày đặc biệt sau mỗi bữa ăn. Có thể hơi nghiêng sang bên răng đau để súc. Súc mạnh và mỗi lần súc ít nhất một phút. (hình ảnh trong comment)
+ Dùng xi lanh xịt dung dịch sát khuẩn kể trên trực tiếp vào vị trí nhổ răng 3-5 lần / ngày để loại bỏ thức ăn, vi khuẩn ở vị trí đau.
📲 Liên hệ Hotline: 18002026 (MIỄN PHÍ) hoặc Fanpage, các tư vấn viên sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
————–
NHA KHOA THẾ HỆ MỚI – TỰ TIN TRAO NỤ CƯỜI XINH
🌐 Website: nhakhoathehemoi.vn
☎ Hotline:18002026
🏥 549 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, TP.HCM – SĐT: (028) 3839 8587
🏥 543/27 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Quận 3, TP.HCM – SĐT: (028) 3929 0929
Rate this post

Tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin để chúng tôi có thể trực tiếp tư vấn cho bạn.